VÌ SAO VIỆT NAM NÊN TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ÔTÔ?
Báo cáo kết quả nghiên cứu về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam do Viện Nghiên cứu Công nghiệp sản xuất linh phụ kiện ô tô – Đại học Waseda (Nhật Bản) thực hiện, GS. Kobayashi Hideo - Giáo sư danh dự của Đại học Waseda cho biết, trong 5 nước khu vực ASEAN có ngành công nghiệp ô tô gồm: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Philippines thì Việt Nam có lượng xe sản xuất và tiêu thụ đều ở vị trí thấp nhất.
Dẫn đầu khu vực ASEAN là Thái Lan với năng lực sản xuất mỗi năm hơn 1,9 triệu chiếc, thứ hai là Indonesia sản xuất hơn 1 triệu chiếc mỗi năm và đứng thứ 3 là Malaysia với khả năng sản xuất 800.000 chiếc/năm. Philippines và Việt nam gần như tương đồng nhau, đang ở trong giai đoạn bắt đầu có sự phát triển với lượng xe xuất xưởng khoảng 250.000 chiếc/năm.
|
Việt Nam đang tụt hậu trong ngành công nghiệp ô tô |
Dù giá ô tô trong nước còn rất cao so với mặt bằng thế giới nhưng nhiều người vẫn quan tâm sát sao. Với một ‘quốc gia xe máy’, thu nhập bình quân đầu người sắp đạt 3.000 USD thì ‘cơn khát’ ô tô là rất lớn. Trong khi các quốc gia khác đạt tỷ lệ vài trăm ô tô/1.000 dân thì ở thị trường gần 95 triệu dân Việt, tỷ lệ sở hữu ô tô chỉ 23 xe/1.000 dân.
Theo các chuyên gia ngành công nghiệp ô tô, Việt Nam là thị trường tiềm năng bậc nhất Đông Nam Á khi đáp ứng được cả 3 yếu tố: quy mô và cơ cấu dân số; mức thu nhập bình quân đầu người; số xe trung bình/1.000 dân.
Về quy mô thị trường, Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng rất tốt bởi với dân số 90 triệu dân, tầng lớp trung lưu tăng, thu nhập bình quân đầu người ngày càng được nâng cao, ở mức 2.111 USD năm 2015 và dự kiến sẽ đạt 3.000 USD vào năm 2020… Việt Nam là một thị trường tiêu thụ tiềm năng. Cộng với đó là tiềm năng xuất khẩu với thị trường các đối tác FTAs (AEC, TPP, EVFTA).
Về phát triển ngành sản xuất linh phụ kiện ô tô, tiềm năng của Việt nam cũng được đánh giá cao bởi có năng lực kỹ thuật tích lũy được trong việc là nhà sản xuất linh kiện xe máy. Các nhà sản xuất phụ tùng, động cơ xe máy có thể chuyển đổi sang sản xuất phụ tùng, động cơ ô tô.
Tuy nhiên, trả lời câu hỏi: Quá nhiều khó khăn như vậy thì liệu Việt Nam có nên tiếp tục phát triển ngành công nghiệp ô tô hay không? Các chuyên gia cho rằng là có. Bởi cùng với tiềm năng của Việt Nam thì đây là ngành công nghiệp có vai trò rất quan trọng. Ở các nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển thì ngành này thường đóng góp đến 10% GDP, 10% việc làm, 10% xuất khẩu; tạo động lực phát triển khoa học công nghệ và đổi mới; tạo hiệu ứng lan tỏa cho các ngành công nghiệp có liên quan phát triển như: cơ khí, hóa chất, nhựa – cao su, điên – điện tử…; góp phần cân bằng cán cân thương mại, thay thế nhập khẩu.